Hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch công viên chức
Quy định chuyển ngạch lương đối với công chức, viên chức gồm những nội dung gì? Cách tính lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau để cập nhật những thông tin mới nhất về cách xếp lương nhé!
Quy định chuyển ngạch lương đối với công, viên chức
Theo Thông tư số 02/2007/TT-BNV ban hành Quy chế chuyển xếp lương của công chức, viên chức, việc xếp lương được áp dụng cho các đối tượng sau:
- Các chức danh đã được xếp lương vào bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của ngành tòa án, kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của ngành tòa án, ngành kiểm sát.
- Các cán bộ, công chức được xếp lương theo bảng lương chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán Nhà nước ban hành kèm Nghị quyết 1003/2006/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương, phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo kiểm toán Nhà nước.
- Các cán bộ, công chức, viên chức được xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ ban hành theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Thông tư này cũng quy định rõ hướng dẫn chuyển xếp lương cho công chức, viên chức theo từng trường hợp như:
- Xếp lương khi bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ
- Xếp lương khi bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ
- Xếp lương khi bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ
Hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức mới nhất
Quy định về cách xếp lương sẽ tương ứng với mỗi hình thức thay đổi ngạch, chuyển loại công chức, viên chức khác nhau. Dưới đây là những thông tin cụ thể hơn trong việc xếp lương cho công viên chức.
Cách tính bậc lương khi nâng ngạch công chức, viên chức
Khoản 1 Mục II TT 02/2007 quy định về các xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức như sau:
- Nếu sau khi chuyển ngạch chuyên viên chính mà ngạch mới chuyển có cùng hệ số bậc lương với ngạch cũ, bậc lương ngạch mới sẽ xếp ngang với bậc lương cũ và phần trăm phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ).
- Trường hợp công viên chức đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì được xếp vào ngạch mới bằng hoặc cao hơn hệ số lương gần nhất theo tổng hệ số lương cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng của ngạch cũ. Thời điểm hưởng lương của ngạch mới và thời điểm xét nâng bậc lương tiếp theo của ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
- Nếu tổng hệ số lương của ngạch cũ vượt ngạch hiện hưởng và phụ cấp tuổi chế độ lớn hơn hệ số lương của bậc cuối cùng của ngạch mới thì được tính vào hệ số lương của bậc cuối cùng của ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính từ ngày bổ nhiệm vào ngạch mới.
Cán bộ, công chức, viên chức được hưởng hệ số chênh lệch được bảo lưu tại điểm này (tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) trong thời gian xếp lương ngạch mới. Nếu sau này cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng hoặc chuyển ngạch khác thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng hoặc chuyển ngạch và ngừng hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu tính từ ngày hưởng lương theo ngạch mới.
Cách tính bậc lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức
Khoản 2. Mục II, TT 02/2007 quy định về tính lương khi chuyển ngạch có nội dung sau:
- Nếu cán bộ được bổ nhiệm vào ngạch mới và ngạch cũ cùng một nhóm ngạch (ngạch cũ và mới có cùng hệ số bậc lương), thì xếp ngang bậc lương và phần trăm phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) ở ngạch cũ sang ngạch mới.
- Nếu cán bộ được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ (VD: từ ngạch A2.2 sang A2.1), thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công viên chức đã hướng dẫn phía trên.
- Trường hợp cán bộ được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ (VD: từ ngạch A2.1 sang A2.2), thì thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a Khoản 2 Thông tư 02/2007 và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như quy định tại điểm c Khoản 1 mục II Thông tư 02/2007.
Cách chuyển ngạch lương khi chuyển loại công chức, viên chức
Cán bộ, công chức, viên chức đạt yêu cầu tiêu chuẩn, được chuyển ngạch công chức từ A0 sang A1 do cơ quan có thẩm quyền xác định; hạng B, C được nâng hạng A (gồm hạng A0 và A1) hoặc hạng C được thăng hạng lên loại B thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư 02/2007.
Theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, việc xếp lương cho cán bộ, công viên chức đang làm việc và có quyết định nâng ngạch, chuyển ngạch, đổi ngạch sau ngày có hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới với nội dung sau:
- Nếu tính theo hướng dẫn tại Thông tư 02/2007 mà được xếp bậc lương, tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) ở ngạch mới có lợi hơn thì được điều chỉnh theo cách xếp lương tại Thông tư 02/2007.
- Nếu theo hướng dẫn tại Thông tư này không có lợi hơn thì không xếp lại lương đối với các trường hợp này nữa.
Hy vọng với những thông tin và hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức mà chúng tôi đã giải thích sẽ giải đáp được thắc mắc của quý học viên về cách tính lương khi chuyển, nâng ngạch. Mọi thông tin liên quan, vui lòng liên hệ với trung tâm để được hỗ trợ tư vấn miễn phí!