Tổng hợp câu hỏi và đáp án ngạch chuyên viên, download miễn phí

Câu hỏi và đáp án lớp quản lý nhà nước – hệ chuyên viên gồm những nội dung gì? Làm sao để ôn thi nâng ngạch chuyên viên hiệu quả? Mời quý học viên theo dõi bài viết dưới đây để lưu những tài liệu thi, câu hỏi thi bồi dưỡng ngạch chuyên viên miễn phí.

Hướng dẫn ôn thi nâng ngạch chuyên viên

Theo Điều 3 Mục IV Quyết định 28/QĐ-BNV, nội dung thi nâng ngạch lên chuyên viên hoặc tương đương gồm: Phần thi kiến thức chung; Phần thi chuyên môn, nghiệp vụ; Phần thi ngoại ngữ và phần thi tin học. Do đó, công chức cần nắm vững kiến thức chung, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để có kết quả cao nhất. Đồng thời có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên và các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học để đủ điều kiện tham dự thi.

Để chuẩn bị kỹ lưỡng kiến thức cần có, vừa tiết kiệm thời gian ôn luyện và đảm bảo có đủ điều kiện để thi nâng ngạch, công chức cần học đúng trọng tâm và đúng phương pháp. Một số hướng dẫn ôn thi nâng ngạch chuyên viên cán bộ có thể tham khảo như sau:

  • Môn kiến thức chung: Phần thi kiểm tra kiến thức, năng lực hiểu biết của công chức dự thi về tổ chức bộ máy nhà nước; quản lý hành chính nhà nước; chế độ công vụ, công chức; chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật về ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của ngạch dự thi…Cán bộ nên tổng hợp tài liệu kiến thức cần ôn tập một cách ngắn gọn và súc tích theo luận điểm để dễ dàng xem lại nội dung, không làm mất thời gian ôn luyện, tránh nhớ trước quên sau.
  • Môn chuyên môn, nghiệp vụ: Phần thi kiểm tra và đánh giá trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của công chức theo yêu cầu của ngạch dự thi. Các cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau cho các yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển khác nhau. Do đó, trong đề thi sẽ có các cấp độ chuyên ngành từ cơ bản đến nâng cao, cán bộ nên xác định năng lực và kiến thức chuyên ngành của mình để tập trung lấy trọn điểm cho phần đó.
  • Môn ngoại ngữ và tin học văn phòng: Cán bộ nên kiểm tra yêu cầu được miễn ngoại ngữ, tin học văn phòng trước khi ôn tập để tránh mất thời gian ôn thi.

    câu hỏi và đáp án ngạch chuyên viên
    Hướng dẫn ôn thi nâng ngạch chuyên viên

Tổng hợp bộ câu hỏi và đáp án ngạch chuyên viên

Câu hỏi và đáp án ngạch chuyên viên luôn là một phần tài liệu quan trọng trong quá trình ôn luyện cho kỳ thi cuối khoá Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên. Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi và đáp án ngạch chuyên viên trung tâm đã tổng hợp được: 

Câu hỏi trắc nghiệm bồi dưỡng ngạch chuyên viên phần kiến thức chung

Phần thi kiến thức chung là phần chiếm tổng lượng thời gian và tổng câu hỏi nhiều nhất. Theo nhận định, phần kiểm tra kiến thức chung có nội dung khó nhất. Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm bồi dưỡng ngạch chuyên viên phần kiến thức chung bạn có thể ôn tập theo để nâng cao kiến thức:

Câu 1. Chủ thể quản lý nhà nước theo lãnh thổ

  1. Hội đồng nhân dân
  2. Ủy ban nhân dân
  3. Cả phương án A và B
  4. Các đoàn thể chính trị – xã hội.

Câu 2. Kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và quản lý nhà nước theo lãnh thổ nhằm:

  1. Đảm bảo thực thi chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
  2. Đảm bảo yêu cầu về chất lượng của các quyết định quản lý
  3. Đảm bảo sự tác động giữa các ngành trên cùng một lãnh thổ
  4. Cả 3 phương án trên.

Câu 3. Nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và quản lý nhà nước theo lãnh thổ:

  1. Thống nhất mục tiêu quản lý và tuân thủ quy định của pháp luật
  2. Hợp tác toàn diện, chia sẻ thông tin
  3. Phân định trách nhiệm
  4. Đảm bảo hiệu quả
  5. Cả 3 phương án trên.

Câu 4. Biểu hiện của sự kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và quản lý nhà nước theo lãnh thổ:

  1. Trong ban hành và kiểm tra thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
  2. Trong hoạt động quy hoạch và kế hoạch
  3. Trong xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật
  4. Trong xây dựng và chỉ đạo bộ máy chuyên môn
  5. Cả bốn phương án trên.

Câu 5. Trong ban hành và kiểm tra thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, Bộ và chính quyền địa phương ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền và phối hợp kiểm tra việc thực hiện.

  1. Đúng
  2. Sai
  3. Phương án khác.

Câu 6. Giao tiếp là:

  1. Quá trình trao đổi thông tin
  2. Quá trình trao đổi suy nghĩ, nhận thức
  3. Quá trình trao đổi tư tưởng, tình cảm
  4. Cả ba phương án trên

Câu 7. Hoạt động giao tiếp có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống mỗi người?

  1. Giúp nâng cao nhận thức và phát triển trí tuệ
  2. Tạo niềm vui trong cuộc sống
  3. Mang lại sự tự tin
  4. Tạo ra sự hài lòng

Câu 8. Để giúp cho hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả, cần đảm bảo tuân thủ một trong số những nguyên tắc nào sau đây?

  1. Vui vẻ
  2. Tôn trọng
  3. Khiêm tốn
  4. Biết lắng nghe

Câu 9. Khi nhận được những ý kiến phản hồi tiêu cực, bạn sẽ:

  1. Nổi giận và bảo vệ quan điểm của mình
  2. Phủ nhận vấn đề hoặc biện hộ cho sự thiếu hiểu biết của mình
  3. Ghi nhận và tìm cách cải thiện vấn đề
  4. Lờ đi, coi như không nghe thấy gì

Câu 10. Khi thảo luận về một vấn đề, bạn thường tập trung vào:

  1. Những lời phê bình
  2. Những mặt xấu của vấn đề
  3. Những mặt tốt của vấn đề
  4. Cả mặt tốt và mặt xấu của vấn đề

Tham khảo thêm các câu hỏi trắc nghiệm bồi dưỡng ngạch chuyên viên sau:

bộ câu hỏi thi ngạch chuyên viên
Câu hỏi trắc nghiệm bồi dưỡng ngạch chuyên viên phần kiến thức chung

Câu hỏi thi bồi dưỡng ngạch chuyên viên phần tin học

Kiểm tra kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin là một trong những nội dung quan trọng trong thi tuyển công chức. Dưới đây là một số câu hỏi thi bồi dưỡng ngạch chuyên viên phần tin học giúp bạn vượt qua vòng thi một cách dễ dàng hơn:

Câu 1: Để kết thúc việc trình diễn trong PowerPoint, ta bấm:

  1. Phím End
  2. Phím ESC  
  3. Phím Enter
  4. Phím Delete

Câu 2: Trong bảng tính Excel, tại ô A2 có sẵn giá trị số 25 ; Tại ô B2 gõ vào công thức =SQRT(A2) thì nhận được kết quả:

  1. 0
  2. 5
  3. #VALUE!  
  4. #NAME!

Câu 3: Trong soạn thảo Word, muốn trình bày văn bản dạng cột (dạng thường thấy trên các trang báo và tạp chí), ta thực hiện:

  1. Insert – Column 
  2. View – Column
  3. Format – Column
  4. Table – Column

Câu 4: Bạn hiểu B-Virus là gì ?

  1. Là một loại virus tin học chủ yếu lây lan vào ổ đĩa B:
  2. Là một loại virus tin học chủ yếu lây lan vào các bộ trữ điện
  3. Là loại virus tin học chủ yếu lây lan vào các mẫu tin khởi động (Boot record )
  4. Là loại virus tin học chủ yếu lây lan vào các tệp của WinWord và Excel

Câu 5: Trong soạn thảo Winword, công dụng của tổ hợp phím Ctrl – O là:

  1. Mở một hồ sơ mới  
  2. Đóng hồ sơ đang mở
  3. Mở một hồ sơ đã có
  4. Lưu hồ sơ vào đĩa

Tham khảo: 

câu hỏi và đáp án thi nâng ngạch chuyên viên
Câu hỏi thi bồi dưỡng ngạch chuyên viên phần tin học

 

Câu hỏi thi bồi dưỡng ngạch chuyên viên phần tiếng Anh

Tiếng Anh là một trong những nội dung thi cơ bản trong tổng 4 phần thi bồi dưỡng ngạch chuyên viên. Về cơ bản, đề thi tiếng Anh công chức sẽ không quá khó, học viên chỉ cần chăm chỉ luyện tập từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh thường xuyên là có thể hoàn thành tốt phần thi này. Đây là đề thi công chức tiếng Anh B1 mà chúng tôi đã tổng hợp được, mời quý học viên cùng tham khảo:

Câu hỏi 1. I wish my mother __________ while she does the housework or, at least, I wish she __________ in tune.

A.doesn’t sing – can sing

B.couldn’t have sung – sang

C.wouldn’t sing – would sing

D.hadn’t sung – will be singing

Câu hỏi 2. I wish I __________ never __________ in the sun, I have a splitting headache now.

A.had – sat

B.did – sit

C.was – sitting

D.will – sit

Câu hỏi 3. The building could be entered _____.

A.being replaced the broken lock

B.for being replaced the broken lock

C.after replacing the broken lock

D.after being replaced the broken lock

Câu hỏi 4. I really can’t stand Merve’s boasting about herself all the time; I wish she ___________ to be a little more modest.

A.would try

B.must try

C.has tried

D.will try

Câu hỏi 5. Suppose that I __________ on a bitterly cold day, __________ you jump in the water and rescue me?

A.were drowning – would

B.will be drowning – can

C.am drowning – did

D.had drowned – could

Tham khảo thêm một số tài liệu tiếng Anh:

câu hỏi trắc nghiệm và đáp an thi lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên
Câu hỏi thi bồi dưỡng ngạch chuyên viên phần tiếng Anh

Ngân hàng câu hỏi thi nâng ngạch chuyên viên – kiến thức chuyên ngành

Với phần thi kiến thức chuyên môn, học viên sẽ làm bài thi với nội dung kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Dưới đây là đề thi nâng ngạch chuyên viên kiến thức chuyên ngành Nội vụ:

Câu 1: Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Trả lời: Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015:

 

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh

  • Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, các điểm d, đ và e khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
  • Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
  • Tổ chức thực hiện ngân sách tỉnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi; thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác; thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền.
  • Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Thực hiện các biện pháp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh; tổ chức giáo dục quốc phòng, an ninh và công tác quân sự địa phương; xây dựng và hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ; xây dựng lực lượng dự bị động viên và huy động lực lượng đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương.
  • Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.
  • Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Câu 2. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Trả lời: Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là người đứng đầu Ủy ban nhân dân tỉnh và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  • Lãnh đạo, điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
  • Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đình chỉ, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm pháp luật; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
  • Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
  • Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; chỉ đạo công tác cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;
  • Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh bãi bỏ;
  • Tổ chức việc phối hợp với cơ quan nhà nước cấp trên đóng tại địa bàn tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật;
  • Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
  • Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, các phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
  • Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.

    bài kiểm tra lớp chuyên viên chính
    Ngân hàng câu hỏi thi nâng ngạch chuyên viên – kiến thức chuyên ngành

Tham khảo thêm:

Hy vọng những tài liệu câu hỏi thi lớp chuyên viên mà chúng tôi đã cung cấp sẽ giúp các bạn ôn tập hiệu quả. Chúc các bạn đạt kết quả thật tốt!

Để lại bình luận của bạn

Thông tin liên hệ sẽ được giữ bí mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat

Phòng Tuyển SinhHỗ trợ 24/7

Hotline: 036.74.74.558

Xin chào! Bạn cần khóa học chuyên viên, chuyên viên chính hay lãnh đạo cấp phòng? Đặt câu hỏi tại đây để được tư vấn ngay

Vui lòng điền thông tin để bắt đầu nhận tư vấn:

ĐỊA ĐIỂM HỌC VÀ ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

PHÒNG ĐÀO TẠO VÀ TUYỂN SINH

Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10, TPHCM
VP 2: Số 17 ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
CÓ TỔ CHỨC TẠI ĐỊA ĐIỂM HỌC VIÊN YÊU CẦU
Hotline/zalo: 036.74.74.558

TƯ VẤN QUA ZALO

THỜI GIAN LÀM VIỆC

Sáng: 8:00 - 12h00 (từ thứ Hai đến thứ Bảy )
Chiều: 13:30 - 17:00 (từ thứ Hai đến thứ Sáu)

LIEN VIET EDUCATION JOINT STOCK COMPANY

Mã số thuế: 0107688565 - Địa chỉ đăng ký KD: Số 17 ngõ 167 Tây Sơn, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam