Cán bộ là gì? Biệt phái, điều động, luân chuyển cán bộ là gì?

Cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng trong nền hành chính quốc gia. Tuy nhiên nhiều người chưa thực sự hiểu rõ khái niệm cán bộ là gì, luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ là gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau để cập nhật những thông tin mới nhất về cán bộ nhà nước.

Định nghĩa cán bộ là gì?

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008, cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh làm việc theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện. Nằm trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cán bộ là chủ thể quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, yếu tố không thể thiếu trong nền hành chính quốc gia. Đội ngũ cán bộ thực hiện những mục tiêu, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và điều hành mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đảm bảo tính hiệu quả của nền hành chính nhà nước.

Quyền hạn, vai trò và nghĩa vụ của cán bộ

Quyền hạn của cán bộ nhà nước

Quyền của cán bộ nhà nước được quy định tại Mục 2, chương II Luật Cán bộ, công chức 2008 với nội dung sau:

  • Quyền khi thi hành công vụ: Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ; được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định pháp luật; được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao; được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; được pháp luật bảo vệ khi đang thi hành công vụ.
  • Quyền về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương: Được nhà nước đảm bảo mức lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có tính đến điều kiện kinh tế – xã hội của nước nơi cán bộ, công chức đó công tác; được hưởng các chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi theo quy định pháp luật; được hưởng chế độ trả lương làm thêm giờ, làm đêm, trợ cấp ngày và các chế độ khác theo quy định pháp luật.
  • Quyền về nghỉ ngơi của cán bộ: Được hưởng chế độ nghỉ nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của Luật Lao động.
  • Các quyền khác: Được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng các chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, bảo hiểm xã hội và y tế theo quy định pháp luật; nếu bị thương/ hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định pháp luật hiện hành.

Vai trò của cán bộ nhà nước

  • Cán bộ là một bộ phận không thể thiếu của nền hành chính quốc gia, là chủ thể quan trọng trong quá trình cải cách hành chính. Đội ngũ cán bộ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước.
  • Cán bộ có vai trò quan trọng đối với sự thành bại của bộ máy nhà nước, là những người thực hiện các mục tiêu xây dựng đất nước, được nhân dân tín nhiệm.

Nghĩa vụ của cán bộ nhà nước 

Theo quy định tại Mục 1, chương II Luật Cán bộ, công chức 2008, cán bộ có nghĩa vụ:

  • Với Đảng, Nhà nước và nhân dân: Trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc, bằng mọi giá phải giữ vững danh dự của Tổ quốc và lợi ích của toàn dân tộc; tôn trọng và hết lòng phục vụ nhân dân.
  • Chỉ đạo tổ chức thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của đơn vị, tổ chức, cơ quan; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng, quan liêu; thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí.
  • Hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu như để xảy ra sự việc tham nhũng, lãng phi hay tình trạng quan liêu tại đơn vị, cơ quan, tổ chức của mình. 
  • Ngoài ra, cán bộ còn có thêm nghĩa vụ khác được quy định trong Luật cán bộ, công chức hiện hành.

    luân chuyển cán bộ là gì
    Định nghĩa cán bộ là gì?

Cách xếp lương cho cán bộ nhà nước

Hướng dẫn xếp lương cán bộ vẫn được áp dụng theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP với nội dung như sau:

  • Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ dành cho cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước.
  • Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ dành cho cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Theo đó, cán bộ vẫn được xếp lương theo công thức:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó: Hệ số được nêu cụ thể tại các bảng lương nêu trên.

Biệt phái, điều động, luân chuyển cán bộ là gì?

Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ được chia thành 3 hình thức: Biệt phái, điều động và luân chuyển. Dưới đây là những khái niệm giúp phân biệt các thuật ngữ này:

Điều động cán bộ là gì? Là việc cán bộ được chuyển từ đơn vị, cơ quan, tổ chức này đến làm việc ở đơn vị, cơ quan, tổ chức khác.

Luân chuyển cán bộ là gì? Là việc cán bộ được đề cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ. 

Biệt phái cán bộ là gì? Là việc cán bộ của đơn vị, cơ quan, tổ chức này được cử đến làm việc tại đơn vị, cơ quan, tổ chức khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái cán bộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010.

biệt phái cán bộ là gì
Biệt phái, điều động, luân chuyển cán bộ là gì?

Phân biệt biệt phái, điều động, luân chuyển cán bộ

Các hình thức biệt phái, điều động, luân chuyển cán bộ có những điểm khác nhau chủ yếu như sau:

Chủ thể có thẩm quyền chuyển đổi

  • Thẩm quyền luân chuyển, điều động cán bộ là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều 38 Nghị định 24/2010/NĐ-CP.
  • Thẩm quyền biệt phái cán bộ là đơn vị, cơ quan, tổ chức quản lý công chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều kiện thực hiện:

  • Luân chuyển cán bộ được thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị – xã hội; theo yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ.
  • Điều động thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội; theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
  • Biệt phái cán bộ thực hiện theo cầu nhiệm vụ (đối với công chức) hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định (đối với viên chức).

Phân công nhiệm vụ:

  • Cán bộ được điều động, luân chuyển phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.
  • Cán bộ biệt phái phải chấp hành sự phân công công tác của đơn vị, cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái (đối với công chức) hoặc phải chịu sự phân công công tác và quản lý của đơn vị, cơ quan, tổ chức nơi được cử đến (đối với viên chức).

Trách nhiệm đảm bảo tiền lương và những quyền lợi khác:

  • Với cán bộ được luân chuyển, điều động cán bộ, đơn vị sự nghiệp công lập cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển đến có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển đến.
  • Với cán bộ biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm đảm bảo tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức; Cơ quan, tổ chức, đơn vị cử công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái, có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức được cử biệt phái.
  • Ngoài ra, biệt phái cán bộ còn có những quy định rõ về thời hạn biệt phái, trở về đơn vị công tác cũ cũng như một số trường hợp đặc biệt không thực hiện biệt phái. Còn đối với luân chuyển, điều động cán bộ thì chưa có quy định cụ thể.

    cán bộ là gì
    Phân biệt biệt phái, điều động, luân chuyển cán bộ

Trên đây là những thông tin liên quan tới cán bộ và các hình thức chuyển đổi vị trí công tác cán bộ: biệt phái, điều động, luân chuyển. Mọi thắc mắc về cán bộ và các khóa học chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ…quý học viên vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Công ty cổ phần giáo dục Liên Việt:

Địa chỉ:

  • Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 1 ngõ 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM

Hotline: 0965 973 553

Để lại bình luận của bạn

Thông tin liên hệ sẽ được giữ bí mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat

Phòng Tuyển SinhHỗ trợ 24/7

Hotline: 036.74.74.558

Xin chào! Bạn cần khóa học chuyên viên, chuyên viên chính hay lãnh đạo cấp phòng? Đặt câu hỏi tại đây để được tư vấn ngay

Vui lòng điền thông tin để bắt đầu nhận tư vấn:

ĐỊA ĐIỂM HỌC VÀ ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

PHÒNG ĐÀO TẠO VÀ TUYỂN SINH

Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10, TPHCM
VP 2: Số 17 ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
CÓ TỔ CHỨC TẠI ĐỊA ĐIỂM HỌC VIÊN YÊU CẦU
Hotline/zalo: 036.74.74.558

TƯ VẤN QUA ZALO

THỜI GIAN LÀM VIỆC

Sáng: 8:00 - 12h00 (từ thứ Hai đến thứ Bảy )
Chiều: 13:30 - 17:00 (từ thứ Hai đến thứ Sáu)

LIEN VIET EDUCATION JOINT STOCK COMPANY

Mã số thuế: 0107688565 - Địa chỉ đăng ký KD: Số 17 ngõ 167 Tây Sơn, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam