Tổng hợp đề tài tiểu luận lớp chuyên viên quản lý nhà nước
Tiểu luận lớp chuyên viên quản lý nhà nước có cấu trúc như thế nào? Mẫu tài liệu tiểu luận lớp chuyên viên gồm những nội dung gì? Bài viết sau sẽ tổng hợp những đề tài tiểu luận và hướng dẫn viết, download tiểu luận lớp chuyên viên quản lý nhà nước.
Tiêu chí chấm điểm bài tiểu luận lớp chuyên viên
Tiểu luận lớp chuyên viên quản lý nhà nước là một trong những bài tiểu luận bắt buộc mà các cán bộ công viên chức phải tham gia thực hiện trong chương trình bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên do Bộ nội vụ quy định. Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên đòi hỏi người làm cần biết cách vận dụng những kiến thức và kỹ năng thu nhận được sau khóa học bồi dưỡng để giải quyết những tình huống thực tế diễn ra tại đơn vị công tác. Bên cạnh đó, mục đích của bài tiểu luận dưới góc độ quản lý nhà nước là đặt ra những vấn đề trước cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phân tích và tìm ra hướng giải quyết tình huống, thể hiện nhiệm vụ chức năng của quản lý nhà nước.
Trong quá trình làm bài tiểu luận lớp chuyên viên quản lý nhà nước, học viên cần đảm bảo đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Đề tài bài tiểu luận lớp chuyên viên quản lý nhà nước phải phù hợp với lĩnh vực mình công tác, nội dung phải xử lý được tình huống có vấn đề. Cán bộ công chức không nên chọn những chủ đề có nội dung quá vĩ mô như: giải pháp từ thực trạng để phát triển kinh tế… hội nhập, toàn cầu. Những loại bài này thường bị liệt vào danh sách không đạt yêu cầu.
- Chọn đề tài tiểu luận lớp chuyên viên quản lý nhà nước có tình huống ngắn gọn, dễ hiểu, sát với nội dung bài học trong khóa đào tạo.
- Tình huống tiểu luận phải có nhiều tình tiết xung đột, hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của người đọc.
- Không đạo văn, cắt ghép nội dung thành báo cáo lộn xộn.
- Không nên chọn tình huống đã diễn ra quá lâu, không còn ý nghĩa ở thời điểm hiện tại….
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp chuyên viên
Bài tiểu luận lớp chuyên viên quản lý nhà nước gồm 4 phần chính, học viên có thể viết bài tiểu luận dựa trên hướng dẫn sau đây:
Phần I: Đặt vấn đề
Nội dung chính của phần thứ nhất bạn cần nêu ra được điểm nổi bật, lý do chọn tham gia khóa bồi dưỡng ngạch chuyên viên. Đồng thời phải mô tả được tình huống đã chọn. Mục tiêu và mong muốn của bản thân sau khi tham gia khóa học, lời cảm ơn đối với đơn vị đào tạo.
Phần II: Nội dung tình huống
- Nêu được nguyên nhân dẫn đến tình huống: Nguyên nhân khách quan, chủ quan
- Nêu được hậu quả
- Nêu được phương hướng giải quyết tình huống.
Phần III: Phân tích tình huống và giải quyết tình huống
Đề xuất các phương án để giải quyết tình huống trên, lựa chọn một phương án bản thân thấy là tối ưu và hợp lý nhất.
Phần IV: Kết luận
- Ở phần này các bạn đưa ra kết luận lại một lần nữa tầm quan trọng trong công tác quản lý nhà nước.
- Khẳng định vai trò của chuyên viên trong bộ máy quản lý nhà nước.
- Kiến nghị: Đối với Đảng và nhà nước, Đối với các cơ quan chức năng.
Download đề tài tiểu luận lớp chuyên viên
Sau đây là một số đề tài tiểu luận bạn có thể tham khảo để viết tiểu luận lướp chuyên viên quản lý nhà nước:
Đề tài 1: Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về văn hóa
Tên đề tài: “Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ”.
Giới thiệu đề tài:
Quản lý nhà nước về văn hóa là những hoạt động cụ thể của cơ quan, đoàn thể và bộ máy nhà nước trong việc quản lý hành chính, với mục đích giữ gìn và phát huy những truyền thống và tinh hoa văn hóa Việt Nam. Hoạt động này chủ yếu để xây dựng và thi hành những chính sách góp phần nâng cao văn hóa cộng đồng.
Các vấn đề văn hóa chủ yếu bao gồm:
- Văn hóa nghệ thuật.
- Văn hóa- xã hội.
- Di sản văn hóa.
Tác giả đã thực hiện khảo sát để đánh giá khách quan thực trạng quản lý văn hóa trên địa bàn thị xã Phú Thọ, đồng thời đề xuất những giải pháp thiết thực trong công tác quản lý cho Ủy ban nhân dân Thị Xã.
Đề tài 2: Bài tiểu luận với đề tài “Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta”.
Giới thiệu đề tài:
Trong bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về đất đai, tác giả phải nghiên cứu thực trạng và những vi phạm đất đai còn tồn đọng, sau đó áp dụng một cách chính xác đường lối, chủ trương và quan điểm của Đảng và nhà nước để đưa ra những biện pháp xử lý tốt nhất.
Cấu trúc đề tài:
Một bài tiểu luận tình huống liên quan đến tranh chấp đất đai thường được chia thành 4 phần quan trọng:
- Đặt vấn đề: Sử dụng lối hành văn khéo léo để nêu bật được tính cấp thiết của đề tài, bên cạnh đó còn cần nêu đầy đủ mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu chứng minh tính khả thi của sản phẩm.
- Nội dung tình huống: Mô tả cụ thể về hoàn cảnh ra đời cũng như diễn biến tính đến thời điểm hiện tại của tình huống. Sau đó cần phân tích được nguyên nhân và hậu quả của vấn đề nếu không được khắc phục kịp thời và chính xác.
- Giải quyết tình huống: bằng khả năng tư duy cùng những dữ liệu thu thập được, tiến hành đề xuất phương án giải quyết hợp tình, hợp lý nhất.
- Kết luận và kiến nghị: Một lần nữa tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực liên quan đến đất đai. Cuối cùng kiến nghị những chính sách hợp lý để cải tiến những bất cập trong bộ máy còn tồn đọng.
Hy vọng với những bài tiểu luận lớp chuyên viên quản lý nhà nước chúng tôi đã cung cấp, các bạn sẽ có thêm những nguồn tài liệu phục vụ cho quá trình hoàn thành bài tiểu luận lớp chuyên viên QLNN. Chúc các bạn thành công!