Những thông tin cần biết về thi cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT
Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về Chuẩn yêu cầu kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin hiện nay gồm 2 mức độ:
– Kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản (6 môđun)
– Kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao (9 môđun)
2. Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGD ĐT-BTTTT ngày 21/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ Ứng dụng CNTT;
2.1. Thông tin cần biết về chứng chỉ ứng dụng CNTT:
– Theo quy định hiện hành đối với người tham gia tuyển dụng mới, thi chuyển ngạch, bậc…; xếp hạng chức danh nghề nghiệp đối với cán bộ công chức, viên chức thì cần phải đáp ứng điều kiện là “phải có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản hoặc nâng cao” tùy theo nơi tuyển dụng hoặc vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp.
– Người đã có một trong các loại chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C đã cấp trước đây thì có giá trị tương đương chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản (theo Khoản 2, Điều 23 của Thông tư 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016).
– Từ ngày 10/8/2016, sẽ không tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C nữa (trừ những khóa đào tạo triển khai trước 10/8/2016), chỉ tổ chức đào tạo để sát hạch cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản hoặc nâng cao (Theo công văn số 6078/BGDĐT-GDTX ngày 13/12/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
– Đối với những người chưa đáp ứng yêu cầu quy định về chuẩn CNTT (đặc biệt là người tham gia tuyển dụng mới, CBCCVC) thì phải có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản hoặc nâng cao (Theo quy định mới).
2.2. Nội dung thi cấp chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản:
– Hội đồng thi sẽ có hệ thống máy tính được kết nối mạng LAN (có 01 máy chủ) để phục vụ cho thí sinh làm bài.
– Nội dung thi sát hạch cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản gồm 2 bài thi.
+ Bài thi trắc nghiệm: Người dự thi phải làm bài thi trực tiếp trên máy tính, câu hỏi do phần mềm tạo ra từ ngân hàng câu hỏi và được chấm tự động (Ngân hàng có ít nhất 700 câu hỏi đảm bảo chuẩn của 6 mô đun). Máy tính sẽ có đồng hồ đếm ngược, hết thời gian làm bài thì sẽ tự động khóa.
+ Thi thực hành gồm 60 phút (gồm kiến thức, kỹ năng cơ bản về: máy tính, Word, Excel, Powerpoint, kiến thức cơ bản về Internet), làm bài thi và lưu trên máy tính (Thí sinh nộp file cho Ban Chấm thi trên máy chủ).
2.3. Nội dung thi cấp chứng chỉ Ứng dụng CNTT nâng cao
– Đối tượng dự thi: Là người đã có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản theo chuẩn quy định tại Thông tư 03/2014 (những học viên chỉ có chứng chỉ Tin học ứng dụng A, B, C mà chưa dự kiểm tra sát hạch chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản thì không được dự thi sát hạch cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao).
– Hội đồng thi sẽ có hệ thống máy tính được kết nối mạng LAN (có 01 máy chủ) để phục vụ cho thí sinh làm bài.
– Nội dung thi sát hạch cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao gồm 2 bài thi.
+ Bài thi trắc nghiệm: Người dự thi phải làm bài thi trực tiếp trên máy tính 20 câu/30 phút, câu hỏi do phần mềm tạo ra từ ngân hàng câu hỏi và được chấm tự động (Ngân hàng có ít nhất 1350 câu hỏi đảm bảo chuẩn của 9 mô đun).
+ Thi thực hành gồm 90 phút (gồm kiến thức, kỹ năng cơ bản về: máy tính, Cơ sở dữ liệu, Word, Excel, Powerpoint, access, Internet, thiết kế đồ họa, biên tập ảnh, thiết kế Website…), làm bài thi và lưu trên máy tính (Thí sinh nộp file cho Ban Chấm thi trên máy chủ).
3. Hướng dẫn tổ chức đăng ký học tập, ôn thi
– Đăng ký tại Trung tâm Công nghệ thông tin – Học viện Ngân hàng, Số 12 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội.
– Hướng dẫn ôn đối với thí sinh tự do:
+ Học viên đăng ký dự thi sẽ được cấp một “mã” để ôn trực tiếp, làm bài thử trên hệ thống trực tuyến.
+ Nội dung thực hành sẽ được ôn tập trực tiếp tại Trung tâm.
– Đối với đối tượng tham gia học tập sẽ được giảng dạy trực tiếp cả nội dung lý thuyết và thực hành (theo từng lựa chọn phù hợp với kiến thức tích lũy được của học viên).
4. Trích dẫn các văn bản quy định của các lĩnh vực về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp yêu cầu phải có chứng chỉ ứng dụng CNTT quy định tại Thông tư 03/TT-BTTTT:
– Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập;
– Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 giữa Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp mầm non; tiểu học công lập; trung học cơ sở công lập; trung học phổ thông công lập;
– Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 9/10/2014 của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức hành chính;
– Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27/5/2015 giữa Bộ Nội vụ và Bộ Y tế về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ; Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 7/10/2015 về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược;
– Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01/10/2014 giữa Bộ Nội vụ và Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ;
– Thông tư số 18/2016/TT-BCA ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân;
– Các văn bản lĩnh vực lao động, lưu trữ, Nông nghiệp, Tài nguyên môi trường, Văn hóa, thể thao và du lịch…
Để đăng kí thi chứng chỉ tin học liên hệ:
Hotline: 0962.780.856 (Ms.Trang)