Lãnh đạo cấp phòng là gì? Vai trò của lãnh đạo quản lý cấp phòng
Năng lực lãnh đạo quản lý cấp phòng gồm những gì? Quy định, tiêu chuẩn lãnh đạo cấp phòng? Mời quý học viên cùng theo dõi bài viết chia sẻ tổng quan về lãnh đạo cấp phòng dưới đây của trung tâm nhé!
Lãnh đạo cấp phòng là gì?
Lãnh đạo cấp phòng là những cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng đủ chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có phẩm chất chính trị; có đạo đức và lối sống; có tác phong và năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; có trách nhiệm trong công tác được cơ quan bổ nhiệm giữ vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp phòng ban.
Vị trí và vai trò của lãnh đạo cấp phòng
Trong nền hành chính Việt Nam, vai trò của người lãnh đạo cấp phòng là nơi trực tiếp truyền tải, quản lý thực hiện các quyết định của cấp trên. Đây được xem là nơi đầu nguồn trong quy trình quản lý, vận hành các hoạt động của phòng ban. Vai trò của lãnh đạo cấp phòng:
- Là người quản lý cấp dưới; quản trị những hoạt động thuộc phòng ban mình.
- Là người đưa ra kế hoạch, quản lý việc làm; phân công trách nhiệm cho nhân viên cấp dưới.
- Là nơi phản ánh các yêu cầu, nguyện vọng; đề xuất của công chức đơn vị với lãnh đạo cấp trên.
- Đóng vai trò tham mưu, giúp thủ trưởng cơ quan quản lý những ngành nghề dịch vụ công làm việc ở trình độ, nhiệm vụ được phân công…
- Điều tiết công việc, truyền cảm hứng và động lực cho mọi người trong phòng ban của mình.
Chức năng nhiệm vụ của lãnh đạo cấp phòng
Theo quy định tại Luật cán bộ Công chức năm 2008, nhiệm vụ của lãnh đạo cấp phòng gồm:
- Xây dựng, báo cáo các đề án, dự án thuộc lĩnh vực hoạt động cho thủ trưởng cơ quan để thủ trưởng trình lên cấp trên có thẩm quyền.
- Xây dựng và trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác làm việc theo trình độ theo pháp lý.
- Xây dựng, báo cáo thủ trưởng cơ quan, đơn vị chức năng phát hành những quyết định hành động; quy hoạch; kế hoạch dài hạn thuộc ngành quản trị của phòng.
- Tổ chức triển khai công tác làm việc của phòng; đôn đốc hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện ngành công tác; làm việc do phòng quản trị.
- Quản lý cấp dưới; cơ sở vật chất; kinh tế tài chính của phòng.
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo sự phân công của thủ trưởng cấp trên.
Các yếu tố cản trở lãnh đạo cấp phòng
Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ. quản lý lãnh đạo cấp phòng sẽ gặp rất nhiều yếu tố cản trở: Yếu tố từ chính bản thân, yếu tố từ cấp dưới, yếu tố môi trường.
1/ Yếu tố cản trở từ bản thân:
- Phải có tầm nhìn, kiến thức về quản trị và tổ chức triển khai chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước.
- Phải có kinh nghiệm tay nghề công tác làm việc tối thiểu 3 năm trong ngành nghề dịch vụ công tác làm việc, vị trí đang làm.
- Phải có trình độ tốt nghiệp bậc Đại học trở lên.
- Có trình độ quản trị; đồng thời phải có chứng từ quản lý nhà nước theo chức vụ chỉ định.
- Có trình độ tin học, ngoại ngữ đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
2/ Yếu tố cản trở từ cấp dưới:
- Sự chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn của cấp dưới ảnh hưởng đến năng lực quản lý của lãnh đạo cấp phòng.
- Cấp dưới là người xuất sắc, có kinh nghiệm sẽ giúp việc ban hành các quy định nhanh chóng và chính xác.
- Ngược lại cấp dưới không có chí tiến thủ, không nỗ lực thì sẽ khó khăn hơn trong quá trình quản lý.
3/ Yếu tố cản trở từ môi trường làm việc:
- Chính sách quản trị lãnh đạo cấp phòng không có quyền hạn trực tiếp tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng hay sa thải.
- Bị chi phối bởi các yếu tố tình hình kinh tế, tài chính, chính trị.
- Sự chưa ổn định, chưa nhất quán trong các văn bản chỉ đạo.
- Sự chậm trễ trong thủ tục hành chính.
Năng lực lãnh đạo quản lý cấp phòng là gì?
Lãnh đạo cấp phòng cần có những năng lực gì? Sự lãnh đạo, điều hành của người đứng đầu chính quyền cơ sở năng động, hiệu quả sẽ tạo nên chính quyền cơ sở vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Công tác lãnh đạo, quản lý của lãnh đạo cấp phòng luôn dựa trên sự hiểu biết, năng lực, trình độ và bản lĩnh chính trị vững vàng.
Trong quá trình hoạt động công vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý của lãnh đạo chịu tác động của nhiều yếu tố, từ lãnh đạo sở, cán bộ, công chức đến môi trường, tình huống trong thực tiễn lãnh đạo, quản lý.
Như vậy, kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp phòng phòng bao gồm: tập hợp kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, đạo đức, thái độ cá nhân được cá nhân thể hiện thông qua các tương tác và tình huống với cấp dưới, môi trường lãnh đạo, quản lý trong hoạt động thông qua các tương tác với cấp dưới thái độ đạt được mục tiêu của tổ chức.
Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng thuộc Sở
Bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng là hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức nhà nước mà lãnh đạo cấp cao nhất đề cử và quyết định cử cá nhân đảm nhận nhiệm vụ mới.
Cán bộ, công chức phải được phê duyệt quyết định bổ nhiệm thì mới đủ điều kiện đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý và nâng ngạch theo quy định của pháp luật hiện hành. Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng gồm các bước:
- Bước 1: Xin chủ trương bổ nhiệm cán bộ.
- Bước 2: Xác định tiêu chí cụ thể.
- Bước 3: Tiến hành sắp xếp nhân sự trước khi bổ nhiệm.
- Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự.
- Bước 5: Tập thể lãnh đạo đưa ra thảo luận và biểu quyết bổ nhiệm nhân sự.
Quy định về số lượng lãnh đạo cấp phòng
Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc sở
Đối với cấp phòng thuộc sở thì mỗi phòng ban đều có 1 trưởng phòng; còn lại là cấp phó phòng. Cụ thể được quy định bổ sung tại Nghị định 107/2020/NĐ-CP:
1/ Trường hợp được bố trí 01 Phó Trường phòng gồm:
- Phòng thuộc sở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có dưới 10 biên chế công chức.
- Phòng thuộc sở cấp tỉnh loại 1: Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng,…có dưới 9 biên chế công chức.
- Phòng thuộc sở cấp tỉnh loại II: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai,…có dưới 08 biên chế công chức
- Phòng thuộc sở cấp tỉnh loại III: Tuyên Quang, Bắc Ninh, Hưng Yên,…có dưới 8 biên chế công chức.
2/ Trường hợp phòng thuộc sở có từ 15 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 03 Phó Trưởng phòng.
Quy định về bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng đơn vị sự nghiệp công lập
Mỗi phòng ban có 01 Trưởng phòng, nhân sự phó trưởng phòng sẽ được quy định như sau:
- Số lượng cấp phó phòng được bố trí bình quân không quá 3 người trên một đơn vị.
- Số lượng từ 07 – 09 người làm việc là viên chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng.
- Số lượng người làm việc là viên chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng.
Điều kiện bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng
Lãnh đạo cấp phòng giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý nhân viên, quản lý các hoạt động trong phòng ban, lập kế hoạch, điều hành công việc, và phân công nhiệm vụ, thực hiện kế hoạch điều tiết, điều hoà công việc, đào tạo và truyền cảm hứng, động lực cho nhân viên, được xem là nơi đầu nguồn trong quá trình vận hành, hoạt động của phòng, ban. Chính vì tầm quan trọng này, cán bộ, công chức cần đáp ứng những điều kiện sau đây để được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo cấp phòng:
- Đáp ứng các tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm;
- Được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác;
- Đáp ứng điều kiện về hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập;
- Đủ độ tuổi theo quy định;
- Có sức khỏe tốt để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;
- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng
Để được bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng thì cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể các điều kiện và tiêu chuẩn như sau:
Tiêu chuẩn riêng đối với chức danh trưởng phòng:
Bên cạnh những tiêu chuẩn chung về lãnh đạo cấp phòng, mỗi đơn vị, tổ chức có thể đưa ra từng quy định cụ thể riêng cho từng chức danh. Ví dụ, với chức danh trưởng phòng – người đứng đầu phòng, chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động của phòng, lãnh đạo cấp phòng cần thực hiện vai trò như:
- Tổ chức quản lý và điều hành công việc phòng ban;
- Phân công nhiệm vụ cho các công chức, viên chức và người lao động trong phòng thực hiện kế hoạch;
- Kiểm soát và theo dõi việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước trong quá trình giải quyết các công việc của các thành viên trong phòng ban;
- Quản lý việc chấp hành chế độ về thời gian làm việc cũng như nội quy, quy chế làm việc của cơ quan.
- Đảm nhiệm các nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp của Thủ trưởng đơn vị.
- Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động của phòng ban theo chức năng, nhiệm vụ được giao và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện.
- Quản lý, sử dụng tài sản được Bộ, đơn vị giao theo quy định một cách tiết kiệm và có hiệu quả.
Như vậy, để có chức danh trưởng phòng, cán bộ, công chức cần:
- Có thời gian công tác tối thiểu từ 05 năm trở lên trong ngành, trong đó có tối thiểu 03 năm làm công tác trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao.
- Có thời gian đảm nhiệm chức vụ quản lý Phó Trưởng phòng hoặc tương đương trong tối thiểu từ 01 năm trở lên (trường hợp bổ nhiệm tại chỗ).
Đồng thời, đáp ứng điều kiện về nghiệp vụ chuyên môn như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp thạc sĩ;
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên.
- Được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên hoặc các chức danh nghề nghiệp tương đương trở lên.
- Có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương trở lên.
Tiêu chuẩn riêng đối với chức danh phó phòng
1/ Với chức danh phó phòng, lãnh đạo cấp phòng sẽ làm việc dưới quyền của trưởng phòng thực hiện các nhiệm vụ bao gồm:
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Trưởng phòng;
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các công chức, viên chức, người lao động thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
- Tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước với Trưởng phòng;
- Báo cáo, đề xuất phương án xử lý các vấn đề phát sinh, vướng mắc vượt quá thẩm quyền giải quyết trong lĩnh vực được phân công phụ trách với Trưởng Phòng;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng phân công.
- Để đảm nhận chức danh này, cán bộ, công chức cần có:
- Thời gian công tác tối thiểu từ 03 năm trở lên trong ngành, trong đó có tối thiểu 02 năm làm công tác trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao.
2/ Với trình độ chuyên môn, cán bộ, công chức cần:
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được giao.
- Được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên hoặc các chức danh nghề nghiệp tương đương trở lên.
- Có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương trở lên.
Thông qua bài viết này chúng ta hiểu rõ hơn vai trò, vị trí, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của lãnh đạo cấp phòng. Bên cạnh đó nắm rõ các yếu tố cản trở lãnh đạo cấp phòng thực hiện tốt vai trò chức trách lãnh đạo quản lý. Mọi thông tin chi tiết về khóa học cấp chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn!