Khái niệm viên chức là gì? Phân loại, xét tuyển viên chức ra sao?
Viên chức là một trong những đối tượng có số lượng lớn hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa thật sự hiểu và phân biệt rõ thế nào là viên chức. Bài viết sau sẽ cập nhật tất cả những thông tin liên quan đến viên chức và thi tuyển viên chức, mời các bạn cùng theo dõi.
Khái niệm viên chức là gì?
Theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp (CDNN), chức vụ quản lý (trừ các chức vụ quy định là công chức). Viên chức là người thực hiện các công việc, nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa,… như giáo viên, bác sĩ,…
Đặc điểm viên chức là gì?
Để phân biệt viên chức là gì, các bạn có thể dựa vào những yếu tố sau:
- Vị trí việc làm: Là công việc/ nhiệm vụ có liên quan đến CDNN hoặc vị trí quản lý tương ứng; là cơ sở để xác định số lượng viên chức, cơ cấu ngạch viên chức, tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công và phục vụ việc quản lý dịch vụ vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước.
- Chế độ hợp đồng: Viên chức có thể ký kết một trong 2 loại hợp đồng làm việc. Cụ thể, theo Điều 2 Khoản 2 Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì 2 loại hợp đồng gồm: hợp đồng xác định thời hạn (do hai bên ký kết và thời hạn hiệu lực của hợp đồng từ 12 đến 60 tháng); hợp đồng không xác định thời hạn (được hai bên ký kết và không xác định thời hạn chấm dứt hiệu lực của hợp đồng).
Phân loại viên chức là gì?
Theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP, viên chức được phân loại theo 02 tiêu chí sau:
- Phân loại theo chức trách, nhiệm vụ: Viên chức quản lý, viên chức không giữ chức vụ quản lý.
- Phân loại theo trình độ: Viên chức giữ CDNN có trình độ đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp.
Theo thông tư này, việc phân loại không còn căn cứ theo chức danh nghề nghiệp nữa ̣(quy định cũ tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP và theo Khoản 2 Điều 28 Nghị định 115, căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của CDNN, các CDNN viên chức ở cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp loại từ cao xuống thấp: CDNN hạng I, II, II, IV và V.
- CDNN hạng I là ngạch chuyên viên cao cấp, có hạng cao nhất trong các hạng CDNN, có mức lương tương đương là A3; là những người có trình độ học vấn cao từ thạc sĩ, tiến sĩ trở lên, thực hiện những công việc đòi hỏi tính chuyên môn và kỹ năng cao như: bác sĩ cao cấp, giảng viên cao cấp, biên tập viên hạng I,…
- CDNN hạng II là ngạch chuyên viên chính, là hạng CDNN cao thứ 2, có yêu cầu chuyên môn, học vị thấp hơn so với những chuyên viên cao cấp và nhận mức lương tương đương A2: Giảng viên cao đẳng sư phạm hạng II, giáo viên trung học cơ sở hạng I, bác sĩ chính hạng II…
- CDNN hạng III là ngạch chuyên viên ở giữa thang đo của hạng chức danh nghề nghiệp của chuyên viên, hưởng mức lương A1: Kiến trúc sư hạng III, thư viện viên hạng III, lưu trữ viên hạng II,…
- CDNN hạng IV là ngạch cán sự, thuộc nhóm xếp lương loại A0: Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III, giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III và giáo viên mầm non hạng III.
- CDNN hạng V là ngạch nhân viên – ngạch cuối cùng và cũng là ngạch mới được bổ sung trong cơ cấu phân loại các hạng CDNN của viên chức, được xếp lương viên chức loại B gồm: y sĩ hạng V, văn thư trung cấp, dược tá,…
Hình thức tuyển dụng viên chức nhà nước là gì?
Hình thức tuyển dụng viên chức nhà nước được căn cứ dựa theo nhu cầu công việc, tiêu chuẩn CDNN và quỹ tiền lương của đơn vị. Có 02 hình thức tuyển dụng viên chức như sau:
- Thi tuyển viên chức: Đây là hình thức kiểm tra, sát hạch cơ quan sử dụng, quản lý viên chức để chọn lọc những thí sinh có năng lực, trình độ đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn viên chức theo vị trí việc làm. (Việc tuyển dụng viên chức diễn ra khi đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng và lên kế hoạch tuyển dụng, sau đó thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng).
- Xét tuyển viên chức là gì? Là hoạt động dựa vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập (theo Điều 23 Luật Viên chức năm 2010).
Điều kiện tuyển dụng viên chức nhà nước
Để có thể tham gia tuyển dụng viên chức, người dự tuyển cần đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 22 Luật Viên chức như sau:
- Người dự tuyển là người Việt Nam và đang sinh sống tại Việt Nam
- Đủ 18 tuổi trở lên hoặc từ 15 tuổi đối với một số lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao (có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật) theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.
- Có đơn đăng ký dự tuyển
- Hồ sơ, lý lịch rõ ràng
- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, hành nghề hoặc năng khiếu phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng.
- Có đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo vị trí công việc.
- Đáp ứng những điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không trái pháp luật và không phân biệt loại hình đào tạo.
Lưu ý: Theo Điều 4 Nghị định 115, trước mỗi kỳ tuyển dụng viên chức, việc quyết định hình thức, nội dung thi tuyển hay xét tuyển viên chức nằm trong nội dung kế hoạch tuyển dụng của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.
Quy trình thi tuyển, xét tuyển viên chức gồm những gì?
Quy trình thi tuyển và xét tuyển viên chức được quy định rất rõ ràng tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:
Thi tuyển viên chức
Thi tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
- Vòng 1 – Thi kiểm tra kiến thức chung: Thi trên máy vi tính (Nội dung thi trắc nghiệm không có phần tin học khi thi trên máy tính. Trường hợp thi trắc nghiệm trên giấy, thí sinh phải tham gia thi thêm phần Tin học). Nội dung thi gồm 3 phần: Kiến thức chung (60 phút); Ngoại ngữ (30 phút); Tin học (30 phút). Điểm của vòng 1 được xác định bằng số câu trả lời đúng cho từng phần. Nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên trong mỗi phần thi, thí sinh được tham gia thi tiếp vòng 2.
- Vòng 2 – Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; thực hành; thi viết. Nội dung thi dùng để kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí viên chức cần tuyển.
Xét tuyển viên chức
Hình thức xét tuyển viên chức được thực hiện qua 2 vòng như sau:
- Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký theo yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng, nếu đáp ứng đủ thì thí sinh được tham dự vòng 2.
- Vòng 2: Tổ chức thi chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành như vòng 2 của hình thức thi tuyển.
Hy vọng qua bài viết trên, học viên có thể phân biệt được như thế nào gọi là viên chức, cũng như nắm được những thông tin về thi viên chức là gì và xét tuyển viên chức nhà nước ra sao. Mọi thông tin liên quan tới viên chức, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ!
Công ty cổ phần giáo dục Liên Việt:
Địa chỉ:
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 1 ngõ 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 0965 973 553