Tổng hợp tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên của Bộ Nội vụ
Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2018 có gì khác với tài liệu chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên 2020? tài liệu chuyên viên gồm những nội dung gì? Cùng tham khảo bài viết về tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên nhé!
Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên gồm những gì?
Trước năm 2022, chương trình học và tài liệu quản lý nhà nước ngạch chuyên viên được Bộ Nội vụ ban hành theo Quyết định số 2640/QĐ-BNV. Đến đầu năm 2022, theo Quyết định 420/QĐ-BNV, Bộ Nội vụ đã có những thay đổi mới về chương trình đào tạo với ngạch chuyên viên và tương đương.
Theo đó, yêu cầu đối với việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên Bộ Nội vụ được quy định rõ như sau:
- a) Các chuyên đề về lý thuyết cập nhật và nâng cao kiến thức liên quan đến hệ thống chính trị, hành chính nhà nước.
- b) Các chuyên đề kỹ năng phải gắn với nhiệm vụ, quyền hạn của quản lý nhà nước ngạch chuyên viên (và tương đương).
- c) Các chuyên đề được thiết kế theo cấu trúc “mở” để giảng viên có thể cập nhật, cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng hiện đại, phù hợp quyền hạn, nhiệm vụ, tính chất công việc của chuyên viên.
- d) Nội dung chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên không chồng chéo và trùng lặp với các chương trình bồi dưỡng quản lý nhà nước khác. Các chuyên đề phải có bố cục logic, hài hòa về mặt kiến thức và thời lượng thực hiện.
- e) Tài liệu bồi dưỡng phải có các câu hỏi gợi ý thảo luận, danh mục tài liệu tham khảo sau mỗi chuyên đề.
Các chuyên đề trong tài liệu lớp chuyên viên được xây dựng theo chương trình khung quy định tại chương Quyết định số 420/QĐ-BNV. Chương trình thiết kế theo hướng tiếp cận từ tổng quát đến chi tiết, được phân định thành ba phần: Kiến thức; kỹ năng và đi thực tế, kiểm tra. Cụ thể, khung chương trình gồm những nội dung sau:
Phần I: Kiến thức chung
- Chuyên đề 1: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị (8 tiết)
- Chuyên đề 2: Tổng quan về hành chính nhà nước (8 tiết)
- Chuyên đề 3: Công vụ, công chức (8 tiết)
- Chuyên đề 4: Đạo đức công vụ (8 tiết)
- Chuyên đề 5: Thủ tục hành chính (8 tiết)
- Chuyên đề 6: Tổng quan về quản lý tài chính, tài sản trong cơ quan nhà nước (8 tiết)
- Chuyên đề 7: Tổng quan quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ (8 tiết)
Chuyên đề báo cáo lần 1 (tùy theo lớp học, chọn 02 trong các chủ đề báo cáo tại Phụ lục kèm theo) hoặc chủ đề báo cáo khác theo nhu cầu của lớp bồi dưỡng; 04 tiết/01 chuyên đề báo cáo (8 tiết)
Kiểm tra (lần 1, trắc nghiệm, 02 tiết)
Phần II: Kỹ năng
- Chuyên đề 1: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin (8 tiết)
- Chuyên đề 2: Kỹ năng phân tích, giải quyết tình huống trong hành chính nhà nước (8 tiết)
- Chuyên đề 3: Kỹ năng soạn thảo văn bản quản lý nhà nước (8 tiết)
- Chuyên đề 4: Kỹ năng lập và quản lý hồ sơ (8 tiết)
- Chuyên đề 5: Kỹ năng giao tiếp hành chính (8 tiết)
- Chuyên đề 6: Kỹ năng thuyết trình trong hoạt động công vụ (8 tiết)
- Chuyên đề 7: Kỹ năng làm việc nhóm (8 tiết)
- Chuyên đề 8: Kỹ năng quản lý thời gian (8 tiết)
- Chuyên đề 9: Kỹ năng làm việc trong môi trường số (8 tiết)
Chuyên đề báo cáo lần 2 (tùy theo lớp học, chọn 02 trong các chủ đề báo cáo tại Phụ lục kèm theo) hoặc chủ đề báo cáo khác theo nhu cầu của lớp bồi dưỡng; 04 tiết/01 chuyên đề báo cáo (8 tiết)
Phần III: Đi thực tế, kiểm tra lần 1 (2 tiết)
- Đi thực tế (không bao gồm thời gian đi, về) (12 tiết)
- Kiểm tra (lần 2, trắc nghiệm, 2 tiết)
Tổng hợp tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên của Bộ Nội vụ
Đối với chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên sẽ giảng dạy tập trung nâng cao năng lực của cán bộ, công chức, viên chức. Bên cạnh đó còn bổ sung các kiến thức hành chính, công vụ; các kỹ năng giao tiếp, lập báo cáo, hoàn thiện hồ sơ, thu thập xử lý thông tin,..
Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên 2018 file word
Chương trình được thiết kế theo hướng tiếp cận từ tổng quát đến cụ thể. Mỗi phần sẽ có những chuyên đề phù hợp với từng đối tượng và tính chất công việc của từng chức vụ chuyên viên.
Nội dung chủ yếu của tài liệu bồi dưỡng bao gồm 3 nhánh chủ yếu của quyền lực nhà nước: Lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Quyền lập pháp: Là quyền làm ra Hiến pháp và luật, do cơ quan lập pháp thực hiện. Theo quy định của Hiến pháp 1992 Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp tại Việt Nam.
- Quyền hành pháp: Hành pháp là một bộ phận cấu thành của quyền lực nhà nước, với nhiệm vụ thực thi pháp luật. Tại Việt Nam quyền hành pháp do bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương thực hiện.
- Quyền tư pháp: Có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật do cơ quan tư pháp thực hiện. Hệ thống tư pháp Việt Nam bao gồm Viện kiểm sát nhân và Tòa Án nhân dân.
Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên 2019 của Bộ Nội vụ
Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên 2019 được ban hành dựa trên Quyết định 2721/QĐ-BNV. trong đó, giáo trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên 2019 cũng được sử dụng làm tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên 2020 cho đến thời điểm hiện tại. Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên nhằm trang bị cho các học viên những kiến thức cơ bản về hệ thống chính trị chung, hệ thống chính trị của Việt Nam và xây dựng nhà nước pháp quyền.
- Hiểu được tổng quan về hệ thống chính trị.
- Hiểu rõ bản chất vai trò của nhà nước.
- Nắm được các nội dung về xây dựng nhà nước pháp quyền.
Ngoài ra các bạn có thể xem thêm một số nội dung tài liệu quan trọng khác để luyện thi chuyên viên:
- Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên
- Ngân hàng câu hỏi bồi dưỡng ngạch chuyên viên
- Tổng hợp đề thi và đáp án chuyên viên chính (Bản demo)
Hy vọng với những tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên trên đây sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho quý học viên. Chúc các bạn sớm đạt được những kết quả tốt nhất trong khóa học này.